RSS

TÍNH TOÁN CÁC MỐI GHÉP LIÊN KẾT BU LÔNG

14 Th11

TÍNH TOÁN CÁC MỐI GHÉP LIÊN KẾT BU LÔNG

Các mối ghép liên kết bu lông ví dụ như thùng hàng và khung ôtô, ca bin, các liên kết ghế ngồi… được tính toán dựa trên cơ sở lực ép của bu lông và hệ số ma sát giữa bề mặt làm việc của các chi tiết.

Chế độ tải trọng tính toán là trong chế độ phanh gấp và khi ôtô quay vòng với bán kính quay vòng nhỏ nhất với vận tốc tối đa theo ổn định. Qua các kết quả nghiên cứu và thực tế sử dụng người ta nhận thấy rằng lực li tâm sinh ra khi ôtô quay vòng thường nhỏ hơn nhiều so với khi phanh gấp với gia tốc phanh cực đại Jpmax. Vì vậy khi tính toán các mối ghép liên kết bu lông chỉ cần chọn tính toán cho trường hợp nguy hiểm nhất là khi ôtô phanh gấp.

Ví dụ tính toán:

[Kiểm tra liên kết giữa thùng hàng và khung ô tô]

Thông số tính toán:

Bng thông s tính toán
Lực ép của 01 bu lông KG (tra bảng lực ép bu lông)  (pe)  
Số bu lông liên kết thùng hàng với khung ôtô (n)  
Hệ số ma sát (fms) 0.2
Trọng lượng gây ra lực quán tính (thùng + hàng hóa) KG (Gth + Q)  
Gia tốc phanh m/s2 (jp) 7

Điều kiện đảm bảo không có sự xê dịch giữa cụm thùng hàng và khung ôtô là: Pms > Pj;

Ở đây:

Pj – Lực quán tính do trọng lượng cụm thùng hàng và tải trọng sinh ra khi phanh:

Pj = (Gth + Q). jp/g  (KG);

Pms – Lực ma sát giữa thùng và dầm dọc sinh ra do lực ép của các bulông và trọng tải + trọng lượng bản thân thùng hàng:

Pms = (pe . n +Gth + Q). fms (KG);

pe – Lực ép  của 01 bulông (Xem bảng tải trọng bu lông)

n – Số bulông

fms – Hệ số ma sát giữa khung phụ và dầm dọc

Kết quả tính toán:

Bảng kết quả tính toán
Lực quán tính gây ra khi phanh Pj  
Lực ma sát do lực ép của bu lông sinh ra Pms  

Kết luận: Pms > Pj như vậy mối ghép đủ bền;

 

[Bảng giá trị tham khảo lực ép bu lông]

TẢI TRỌNG KHÔNG ĐỔI VÀ MÔ MEN XIẾT CHO PHÉP ĐỐI VỚI

BU LÔNG REN HỆ MÉT BƯỚC LỚN

Đường kính ren Thép CT3 Thép 45 Thép 40
Tải trọng Mô men xiết Tải trọng Mô men xiết Tải trọng Mô men xiết
A B A B A B
6 75 340 22 120 500 35 175 680 70
8 140 620 54 220 900 86 340 1200 172
10 240 1000 110 380 1500 170 560 2000 340
12 360 1400 190 580 2100 300 850 2800 600
14 500 2000 300 850 3000 480 1300 4000 960
16 750 2700 480 1200 4000 770 1900 5400 1500
18 1000 3300 660 1600 5000 1000 2500 6600 2000
20 1400 4300 950 2400 6000 1500 3500 8600 3000
22 1900 5400 1300 3200 8000 2100 4600 10800 4200
24 2300 6200 1600 4400 9500 2600 5600 12400 5200
27 3300 8200 2400 5300 12000 3800 7400 16400 7600
30 4500 10000 3200 7400 15000 5200 10000 20000 10400
36 7000 14600 5800 11000 22000 9200 15000 29000 18400

Ghi chú:

+ A – Không kiểm tra lực xiết, tải trọng

+ B – Kiểm tra lực xiết, tính toán chính xác tải trọng kể cả lực xiết

 

Bảng đặc tính cơ bản của một số vật liệu chế tạo bu lông
Mác thép và linh vực áp dụng Giới hạn bền kéo KG/cm2 Giới hạn  chảy KG/cm2 Giới hạn  mỏi KG/cm2
CT10 Chế tạo ren T/C Nhà nước 3200-4200 2000 1600
CT3 3800-4500 2200 1800
CTA12 4500-6000 2400 1800
CT5 5000-6000 2700 2000
CT45 6000-7000 3500 2400
40X Ren chi tiết tương ứng 9000-10000 7000 3400
30XH 9000-10000 7000 4200
30XH3 9000-10000 8000 4500
18XHBA 10000-11500 8500 4500
 
Chức năng bình luận bị tắt ở TÍNH TOÁN CÁC MỐI GHÉP LIÊN KẾT BU LÔNG

Posted by trên 14/11/2011 in Kiến thức thiết kế ô tô

 

Đã đóng bình luận.