RSS

Category Archives: Kiến thức thiết kế ô tô

Thông tin tham khảo về thiết kế và cấu tạo ô tô

HƯỚNG DẪN – QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN XE Ô TÔ SXLR

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận trong SXLR và tăng tiến độ cấp giấy chứng nhận, … đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung hướng dẫn đính kèm theo

HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ CHỨNG NHẬN XE Ô TÔ SXLR

Phu luc II (PL V – BKTS o to) (2) 

Phu luc II (PL V – BKTS SMRM) (3) 

Phieu KSQT CNCL 

Phieu Tiep Nhan TN Mau Dien Hinh

Ban khai xuat xu Linh kien

Ban thuyet minh SK,SM xe linh kien roi – Vidu

Ban thuyet minh SK,SM xe TK tren co so xe Nhap khau

Các biểu mẫu khác xem tại đây : http://www.vr.org.vn/vaq/Thongtin_VAQ/Xecogioi_SXLR/Thutucdkkt_ot.asp

Hướng dẫn đóng hồ sơ:

Huong dan Dong ho so

 

 
Chức năng bình luận bị tắt ở HƯỚNG DẪN – QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN XE Ô TÔ SXLR

Posted by trên 31/12/2014 in Ô tô xe máy (thông tin), Kiến thức thiết kế ô tô

 

Hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc

Hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc

1. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

1.1. Các thuật ngữ sử dụng cho Ô tô thân liền:

1.1.1. Khối lượng bản thân: là khối lượng khô của ô tô cộng thêm khối lượng của những chi tiết và thành phần sau:

Chất lỏng làm mát; dầu mỡ bôi trơn; chất lỏng rửa kính; nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất); lốp dự phòng (nếu có, theo quy định của nhà sản xuất); bình dập lửa; phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn.

1.1.2. Khối lượng của số người cho phép chở: là khối lượng của tổng số người cho phép chở, kể cả người lái. Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg/người.

1.1.3. Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế: (với ô tô đầu kéo giá trị này là khối lượng tác dụng lên cơ cấu kéo) được xác định theo giá trị nêu trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật;

1.1.4. Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT không phải xin phép: là giá trị đã được điều chỉnh của Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế để thỏa mãn quy định hiện hành, cụ thể là thỏa mãn về các nội dung sau:

– Khối lượng toàn bộ CPTGGT;

– Giới hạn tải trọng trục CPTGGT;

Read the rest of this entry »

 
Chức năng bình luận bị tắt ở Hướng dẫn lựa chọn ô tô thân liền, ô tô Đầu kéo và Sơ mi rơ moóc

Posted by trên 24/07/2014 in Ô tô xe máy (thông tin), Kiến thức thiết kế ô tô

 

HƯỚNG DẪN Kiểm tra xác định và ghi nhận khối lượng cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2014

HƯỚNG DẪN

Kiểm tra xác định và ghi nhận khối lượng cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ


– Căn cứ Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/08/2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính thức;

– Căn cứ Quyết định số Quyết định 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

– Căn cứ Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT ngày 9/8/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc tải tự đổ, sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô xi téc, rơ moóc xi téc, sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ;

– Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Căn cứ văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGTVT ngày 07/02/2014 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;

– Căn cứ các Tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu: TCVN 6529, TCVN 6211 và TCVN 7271;

– Căn cứ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có số hiệu: QCVN 09:2011/BGTVT, QCVN 10:2011/BGTVT và QCVN 11:2011/BGTVT;

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc Kiểm tra xác định và ghi nhận khối lượng cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

  Read the rest of this entry »

 
Chức năng bình luận bị tắt ở HƯỚNG DẪN Kiểm tra xác định và ghi nhận khối lượng cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

Posted by trên 24/07/2014 in Kiến thức thiết kế ô tô

 

Đọc chỉ số trên lốp xe hơi (theo ISO)

Đọc chỉ số trên lốp xe hơi (theo ISO)

Trên thành lốp (sidewall) có đầy đủ thông tin từ dạng cơ bản nhất tới rắc rối nhất. Tên hãng sản xuất và tên lốp rất dễ nhận biết, đôi khi chúng còn được in bằng chữ trắng nổi bật.

 

Một dãy số dễ thấy nữa có thể như sau: P205/60SR15 (hình trên). Không chỉ trên lốp xe, khi đọc các bài giới thiệu một loại xe mới trên VnExpress bạn cung có thể tìm thấy dãy số này trong bảng thông số kỹ thuật. Chữ cái đầu tiên “P” cho thấy đây là lốp xe passenger car (thuật ngữ dùng để chỉ các loại xe 7 chỗ ngồi trở xuống, không kể xe tải).

Chữ số đầu tiên trong dãy là chiều rộng lốp (tính bằng mm), ở đây là 205 mm. Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chữ số thứ nhì là tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 60% của 205 Read the rest of this entry »

 
 

Đặc tính khí động học của xe đua F1

Click để xem ảnh lớn hơn
Máy tính mô phỏng lực khí động trên các module.

Đây là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất của xe F1. Khi chạy, chiếc xe khuấy động không khí xung quanh, trên và dưới thân của nó. Các nghiên cứu khí động học giúp khống chế những hiệu ứng này, triệt tiêu các lực cản để chiếc xe lướt đi nhanh và an toàn hơn.

Chiếc F1 không phải là một khối kín trơn tru như ôtô thông thường, do đó không khí sẽ bị cuộn xoáy rất mạnh khi xe chạy, ví dụ rõ nhất là 4 bánh xe F1 lộ hẳn ra ngoài, tạo ra lực cản lớn. Do vậy, để đạt được hiệu quả khí động tối ưu phải giải những bài toán rất khó, 3 yếu tố chính mà các kỹ sư phải tính là lực ép xuống (downforce), lực cản và độ cân bằng.

Lực ép xuống do các các chuyên gia chủ ý tạo ra, nó nén chiếc xe xuống làm tăng độ ma sát giữa lốp và mặt đường. Lực này trợ giúp khả năng tăng tốc, độ bám đường và hiệu quả phanh, do vậy nó quyết định 2 yếu tố chính là an toàn và thời gian của tay đua. Read the rest of this entry »

 
Chức năng bình luận bị tắt ở Đặc tính khí động học của xe đua F1

Posted by trên 14/11/2011 in Kiến thức thiết kế ô tô

 

Động cơ trên xe đua F1

Động cơ trên xe đua F1

Động cơ là thành phần phức tạp nhất trên xe F1. Khoảng 90% các bản thiết kế chưa bao giờ được đem ra chế tạo và 90% số động cơ được sản xuất ra không có cơ hội thể hiện sức mạnh trên các đường đua.

Với công suất 1.000 mã lực và tốc độ quay có thể tới 19.000 vòng/phút. Nhờ tốc độ vòng quay lớn như vậy, sức nén lên piston ở thời điểm tăng tốc của xe đua F1 có thể tương đương với 9.000 lần lực hút của trái đất. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi lý do thường xuyên nhất khiến các tay lái phải bỏ cuộc giữa chừng là hỏng động cơ. Thậm chí, nhiều xe còn không thể nhúc nhích khỏi điểm xuất phát. Để vận hành tốt, trung bình động cơ F1 của đội BAR Honda “hít” 650 lít không khí mỗi giây và ngốn sạch 75 lít nhiên liệu sau mỗi 100 km.

Chiếc xe đua năm 2005 của Toyota.
Chiếc xe đua năm 2005 của Toyota.

Read the rest of this entry »

 
Chức năng bình luận bị tắt ở Động cơ trên xe đua F1

Posted by trên 14/11/2011 in Kiến thức thiết kế ô tô

 

Đặc tính kỹ thuật của xe Formula 1

Đặc tính kỹ thuật của xe Formula 1

F1 kết tinh những kỹ thuật đỉnh cao của ngành chế tạo ôtô. Việc thiết kế loại xe này phải tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt của giải đua. Để “chú ngựa nòi” của mình giành chiến thắng, các chuyên gia phải tính đến từng mm cánh gió, từng gram khối lượng của nó.

Luật đua F1 quy định chiều cao của chiếc xe không được lớn hơn 950 mm, chiều rộng nhỏ hơn 18.00 mm và trọng lượng tối thiểu là 600 kg kể cả người lái.

Cũng theo luật này, các đội đua phải sử dụng động cơ đốt trong loại V10 dung tích nhỏ hơn 3 lít với 4 xu-páp trên 1 xi-lanh. Maniven và trục cam phải làm bằng thép hoặc gang. Piston, đầu và thân xi-lanh không được dùng vật liệu tổng hợp tăng cường carbon hoặc sợi aramid. Không được áp dụng các kỹ thuật tăng nạp, hệ thống hỗ trợ định hướng và tránh bó phanh bằng điện. Khi tay đua đạp phanh, má phanh làm bằng sợi các bon tổng hợp kỹ thuật cao sẽ ép vào đĩa phanh và làm nó nóng lên tới 1.3000C. Read the rest of this entry »

 
Chức năng bình luận bị tắt ở Đặc tính kỹ thuật của xe Formula 1

Posted by trên 14/11/2011 in Kiến thức thiết kế ô tô