RSS

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KÉO Ô TÔ

14 Th11

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KÉO Ô TÔ

[Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ]

a. Công suất động cơ

Sử dụng công thức thực nghiệm của S.R.Laydecman

Trong đó

Nemax (ml) – Công suất hữu ích cực đại của động cơ

Ne – Công suất hữu ích động cơ ứng với số vòng quay bất kỳ của trục khuỷu trên đồ thị đặc tính ngoài

nN (vòng /phút) – Số vòng quay của trục khuỷu động cơ tương ứng với công suất cực đại

ne (vòng /phút) – Số vòng quay của trục khuỷu động cơ tương ứng với công suất Ne

a,b,c – Các hệ số thực nghiệm của động cơ được chọn tương đối theo chủng loại động cơ như sau:

Đối với động cơ xăng a = b = c = 1

Đối với động cơ Diesel 2 kỳ a = 0,87; b = 1.13; c = 1

Đối với động cơ Diesel 4 kỳ có buồng cháy trực tiếp a = 0,5; b = 1.5; c = 1

Đối với động cơ Diesel 4 kỳ có buồng cháy dự bị a = 0,6; b = 1.4; c = 1

Đối với động cơ Diesel 4 kỳ có buồng cháy xoáy lốc a = 0,7; b = 1.3; c = 1

Chú ý: Với các loại động cơ có các thông số kỹ thuật chính như Nemax Memax và số vòng quay trục khuỷu tại các vị trí đó. Các thông số trên đã được nhà sản xuất động cơ xác định bằng thực nghiệm thì ta có thể xác định các hệ số a, b, c một cách chính xác, bằng phương pháp giải tích như sau:

;     ;    Lỗi công thức

Với:   ;

Memax – Mô men xoắn cực đại động cơ

MN – Mô men xoắn tại số vòng quay cực đại động cơ

nN – Số vòng quay cực đại động cơ

nM – Số vòng quay trục khuỷu tại vị trí đạt mô men xoắn cực đại

* Chú ý trong trường hợp đặc biệt nN/nM = 2. Tức là số vòng quay cực đại động cơ đúng bằng 2 lần số vòng quay đạt mô men xoắn cực đại thì b = ¥ nên không tính toán được các hệ số a, b, c. Ta có thể khắc phục bằng cách tăng hoặc giảm số vòng quay nM một khoảng nhỏ để tính toán với sai số chấp nhận được (ví dụ nN/nM = 3200/1600 = 2 ; ta có thể thay bằng 3200/1610 = 1.988)

b. Mô men xoắn trên trục khuỷu động cơ

c. Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ

Sau khi có các giá trị Ne, Me tương ứng với các giá trị ne ta có thể vẽ đồ thị Ne = f(ne) và đồ thị Me = f'(ne). ví dụ như sau:

n (v/ph) 600 900 1200 1500 1800 2100 2400 2800
Ne (HP) 23.51 39.079 55.737 72.396 87.964 101.35 111.47 118
Me (KG.m) 28.063 31.098 33.266 34.566 35 34.566 33.266 30.183

Như vậy sau khi xây dựng được đường đặc tính tốc độ ngoài động cơ. Chúng ta mới có cơ sở để nghiên cứu tính chất động lực học của ôtô.

[Xác định nhân tố động lực học D]

D  =  (Pk – Pw) / Go

Trong đó : Go – Trọng lượng toàn bộ xe  KG

                        Pk –   Lực kéo trên bánh xe chủ động  (KG)

Pk = [( Me . ih . io )/ Rbx] .h                (KG)

ở đây :             ih; io – Tỉ số truyền hộp số và truyền lực chính;

h – Hiệu suất truyền lực;  (chọn theo chủng loại xe và hệ thống truyền lực)

Hiệu suất truyền lực
Ô tô du lịch 0.93
Ô tô tải TLC 1 cấp 0.89
Ô tô tải TLC 2 cấp 0.85

Rbx – Bán kính bánh xe; (bằng bán kính bánh xe thực tế nhân với hệ số biến dạng lốp xe)

Hệ số biến dạng lốp
Lốp Áp suất thấp 0.93-0.935
Lốp Áp suất cao 0.945-0.950

Pw – Lực cản không khí  (KG)

Pw = (k . F . V2) / 13  (KG)

k – Hệ số cản không khí; k  = 0,04

                   V – Tốc độ ô tô;

                   V = 0,377 [(Rbx . n) / ih . io]   (km/h)

                   F – Diện tích cản chính diện xe  (m2)

F = B . H . 0,8

– Với 0,8 hệ số diện tích cản chính diện (xe con = 0,8; xe tải, xe khách =1)

Gia tốc tịnh tiến:    J = (D – f) . g / d        (m/s2)

– Gia tốc trọng trường:    g = 9.81 m/s2

– Hệ số tính đến ảnh hưởng của khối lượng quán tính quay : .

d = 1,05 + 0,05 . i2hi

Độ dốc lớn nhất mà ôtô có thể khắc phục được xác định theo công thức :

imax = Dmax  – f

f – Hệ số cản lăn của mặt đường

Bảng hệ số cản lăn f ứng với V <= 80km/h
Đường nhựa tốt 0.015 – 0.018
Đường nhựa bê tông 0.012 – 0.015
Đường rải đá 0.023 – 0.030
Đường đất khô 0.025 – 0.035
Đường đất sau khi mưa 0.050 – 0.150
Đường cát 0.100 – 0.300

Sau khi tính toán nhận được các giá trị vận tốc V và nhân tố động lực học D và gia tốc tịnh tiến của ôtô theo đường đặc tính tốc độ ngoài động cơ. Ta lập bảng kết quả tính toán và vẽ đồ thị nhân tố động lực học D = f(V) và J = f(V).

[Xác định thời gian tăng tốc của ôtô]

Thời gian để ôtô tăng tốc từ V1 đến V2 xác định theo công thức

Trong đó J(m/s2) – Gia tốc di chuyển của ôtô

Sử dụng phương pháp đồ thị để giải tích phân này. Từ đồ thị gia tốc của ôtô, chia đường cong gia tốc ra thành nhiều đoạn nhỏ. Giả thiết rằng trong mỗi khoảng tốc độ ứng với đoạn đường cong đó thì ôtô tăng tốc với một gia tốc không đổi.

Thời gian tăng tốc của ôtô trong khoảng tốc độ từ Vi1 đến Vi2 được xác định như sau:

Ở đây:         Jitb = 0,5(Ji1+Ji2)

(Ji1+Ji2) – Gia tốc ứng với điểm đầu và điểm cuối khoảng tốc độ chọn

Thời gian tăng tốc tổng cộng từ tốc độ cực tiểu Vmin đến tốc độ V

(s)

[Xác định quãng đường tăng tốc của ôtô]

Quảng đường để ôtô tăng tốc từ vận tốc V1 đến vận tốc V2 xác định theo công thức:

(m)

Sử dụng phương pháp đồ thị dựa trên đồ thị thời gian tăng tốc vừa lập để giải tích phân này. Chia đường cong thời gian tăng tốc ra nhiều đoạn nhỏ và thừa nhận rằng trong mỗi khoảng thay đổi tốc độ ứng với từng đoạn này ô tô chuyển động dều với tốc độ trung bình.

Vitb = 0,5(Vi2 + Vi1)

Quãng đường tăng tốc của ôtô trong khoảng tốc độ từ Vi1– Vi2

(m)

Quãng đường tăng tốc tổng cộng từ tốc độ cực tiểu Vmin đến tốc độ V

(m)

Ghi chú: Trong quá trình tính toán và xây dựng đồ thị thời gian và quãng đường tăng tốc của ôtô ta cần chú ý rằng:

– Tại vận tốc lớn nhất của ôtô Vmax thì gia tốc J = 0 và do đó 1/J = ¥. Vì vậy khi lập đồ thị và tính toán ta chỉ lấy giá trị vận tốc của ôtô trong khoảng 95% Vmax

–  Tại vị trí vận tốc nhỏ nhất Vmin thì lấy giá trị t = 0

– Đối với hệ thống truyền lực của ôtô với hộp số có cấp, thời gian chuyển từ số thấp lên cao có xảy ra hiện tượng giảm vận tốc chuyển động của ôtô một khoảng Dv. Trị số giảm vận tốc chuyển động của ôtô Dv có thể xác định nhờ phương trình chuyển động lăn trơn của ôtô như sau:

Dv = f.g.tl/di  (m/s)

f – Hệ số cản lăn

g – gia tốc trọng trường g = 9.81 m/s2

tl – Thời gian chuyển số tl = 0,5 – 3s (chọn tl = 2s)

Kết quả tính toán thời gian và quãng đường tăng tốc

[Tính kiểm tra điều kiện chuyển động không trượt ở  tay số 1 của ô tô]

Theo lý thuyết ô tô thì :

Go . Y £ (Memax . ih1 . io . mt) / Rđ £ mj . Zj . j

ở đây :

Memax – Mô men quay cực đại của động cơ;  Memax (KGm)

ih1 – Tỉ số truyền số 1 hộp số;

io – Tỉ số truyền lực chính; 

mt – Hiệu suất truyền lực;   mt = 0,85

Rđ – Bán kính động lực học bánh xe; (m)

mj  – Hệ số sử dụng trọng lượng bám khi kéo;  mj  = 1,2

Zj  – Tải trọng tác dụng lên cầu chủ động;    Zj   (KG)

Go  – Trọng lượng toàn bộ ô tô;  (KG)

                Y   – Hệ số cản tổng cộng của đường (lấy theo ôtô nguyên thủy) ;

                     Y = f + i = 0,25

                 j – Hệ số bám dọc

Như vậy khả năng leo dốc cực đại của ôtô trên các loại đường tính theo khả năng bám của bánh xe chủ động được tính toán như sau :

imax £

(mj . Zj. j)Go – f
Loại đường và t́nh trạng mặt đường Hệ số bám j Hệ số cản lăn f Khả năng vượt dốc i
Đường nhựa hoặc đường bê tông- Khô và sạch- Ướt

Đường đất

– Pha sét khô

– Ướt

Đường cát

– Khô

Ướt

0,7 – 0,80,35 – 0.45

0,5 – 0,6

0,2 – 0,4

0,2 – 0,3

0,4 – 0,5

0,015 – 0,0180,012 – 0,015

0,025 – 0,035

0,050 – 0,15

0,1 – 0,30

0,12

0,310 – 0,3150,192 – 0,247

0,266 – 0,314

0 060 – 0,083

0,016 – (-0,125)

0,133 – 0,171


 
Chức năng bình luận bị tắt ở TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KÉO Ô TÔ

Posted by trên 14/11/2011 in Kiến thức thiết kế ô tô

 

Đã đóng bình luận.