RSS

Nguyên tắc xác định và ghi nhận khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông của ô tô đầu kéo tham gia giao thông đường bộ

12 Th6

HƯỚNG DẪN

Nguyên tắc xác định và ghi nhận khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông của ô tô đầu kéo tham gia giao thông đường bộ

    

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

    1.1.
Hướng dẫn này hướng dẫn nguyên tắc xác định và ghi nhận khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông (CPTGGT) của ô tô đầu kéo tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của các Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011; 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011; Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31/07/2012 và Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải.

Hướng dẫn này không bao gồm các loại ô tô tải thân liền kéo theo rơ moóc, các loại ô tô đầu kéo có thiết kế đặc biệt kéo được cả sơ mi rơ moóc và rơ moóc hoặc ô tô đầu kéo chuyên dùng để kéo các loại sơ mi rơ moóc và rơ moóc siêu trường siêu trọng.

    1.2. Hướng dẫn này áp dụng cho các đơn vị, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

2. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

2.1. Khối lượng bản thân (G0): là khối lượng khô của ô tô đầu kéo cộng thêm khối lượng của những chi tiết và thành phần sau:

– chất lỏng làm mát;

– dầu mỡ bôi trơn

– chất lỏng rửa kính;

– nhiên liệu (nhiên liệu trong thùng chứa ít nhất là 90% thể tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất);

– lốp dự phòng;

– bình dập lửa;

– phụ tùng dự trữ theo tiêu chuẩn;

2.2. Khối lượng của số người cho phép chở (gn): là khối lượng của tổng số người cho phép chở, kể cả người lái. Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg/người.

2.3. Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (QTK): với ô tô đầu kéo giá trị này là khối lượng tác dụng lên cơ cấu kéo được xác định theo giá trị nhỏ nhất của một trong các giá trị sau:

– Giá trị nêu trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật;

– Giá trị nêu trong tài liệu của Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (ví dụ: Giấy chứng nhận phê duyệt kiểu, giấy đăng ký hoặc giấy hủy đăng ký xe, giấy lưu hành hoặc giấy hủy lưu hành);

– Giá trị được kiểm tra, thử nghiệm hoặc tính toán (ví dụ: Giá trị được nêu trong Báo cáo kết quả thử nghiệm của Trung tâm thử nghiệm);

2.4. Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT (QCP): là giá trị đã được điều chỉnh của QTK để thỏa mãn quy định hiện hành, cụ thể là thỏa mãn về các nội dung sau:

– Khối lượng toàn bộ CPTGGT của ô tô đầu kéo;

– Giới hạn tải trọng trục CPTGGT của ô tô đầu kéo;

2.5.
Khối lượng kéo theo cho phép theo thiết kế (GBTK): là giá trị nhỏ nhất của một trong các giá trị sau:

– Giá trị nêu trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật;

– Giá trị nêu trong tài liệu của Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;

– Giá trị được kiểm tra, thử nghiệm hoặc tính toán:

2.6. Khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông (GBCP): là giá trị đã được điều chỉnh của GBTK để thỏa mãn quy định hiện hành, cụ thể là thỏa mãn về các nội dung sau:

– Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đoàn xe;

– Tải trọng trục CPTGGT của sơ mi rơ moóc được sử dụng để tính toán (là giá trị giới hạn tải trọng trục xe theo quy định hiện hành. Giá trị này được chọn theo giá trị giới hạn tối đa là cụm trục 3 hoặc lớn hơn có khoảng cách trục d > 1,3m. Tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn).

2.7. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế của đoàn xe (tổ hợp xe) (GCTK): là Tổng các khối lượng toàn bộ theo thiết kế lớn nhất của phương tiện kéo và phương tiện được kéo (sơ mi rơ moóc), theo quy định của nhà sản xuất phương tiện kéo, được xác định theo giá trị nhỏ nhất của một trong các giá trị sau:

GCTK1 = Khối lượng toàn bộ theo thiết kế của SMRM + G0 + gn

GCTK2 = GBTK + G0 + gn

2.8. Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đoàn xe (tổ hợp xe): là giá trị đã được điều chỉnh của GCTK để thỏa mãn quy định hiện hành, cụ thể là thỏa mãn về các nội dung sau:

– Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đoàn xe;

– Khối lượng toàn bộ CPTGGT của đầu kéo và SMRM;

– Tải trọng trục CPTGGT của đầu kéo và SMRM;

3. NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ GHI NHẬN

Giá trị khối lượng kéo theo CPTGGT của ô tô đầu kéo phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:

a) Giá trị giới hạn khối lượng toàn bộ CPTGGT Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ moóc cụ thể là:

– Có tổng số trục bằng ba, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 26 tấn;

– Có tổng số trục bằng bốn, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 34 tấn;

– Có tổng số trục bằng năm, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 44 tấn;

– Có tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 48 tấn.

b) Giá trị giới hạn khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT của ô tô đầu kéo;

c) Giá trị khối lượng cho phép kéo theo theo thiết kế của ô tô đầu kéo;

d) Giá trị giới hạn Tải trọng trục CPTGGT của sơ mi rơ moóc;

4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ GHI NHẬN

4.1. Phương pháp tính toán

4.1.1. Sơ đồ tính toán:


Trong đó:

gn     – Khối lượng của số người cho phép chở;

QCP     – Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT (khối lượng tác dụng lên cơ cấu kéo CPTGGT);

G3    = 24000kg – Giá trị giới hạn tải trọng cụm trục sau của SMRM sử dụng để tính toán;

4.1.2. Tính toán theo Giá trị giới hạn khối lượng toàn bộ CPTGGT Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ moóc (GBCP1):

GBCP1 = 48000 – G0 – gn

Ví dụ: tính toán cho trường hợp ô tô đầu kéo có Khối lượng bản thân 8000kg có số người cho phép chở, kể cả người lái là 03 người (3 x 65 = 195kg):

GBCP1 = 48000 – 8000 – 195 = 39805 (kg)

4.1.3. Tính toán theo Giá trị Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT của ô tô đầu kéo (QCP) và giá trị giới hạn Tải trọng trục của SMRM (GBCP2):

GBCP2 = QCP + G3

Ví dụ: tính toán cho trường hợp ô tô đầu kéo có QCP = 14200 kg

GBCP2 = 14200 + 24000 = 38200 (kg)

4.1.4. Xác định và ghi nhận

Giá trị Khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông (GBCP) được ghi nhận là giá trị nhỏ nhất của các giá trị được tính toán ở mục 4.1.24.1.3 nêu trên nhưng không được lớn hơn giá trị Khối lượng kéo theo cho phép theo thiết kế (GBTK):

GBCP = min(GBCP1 , GBCP2 , GBTK)

 
1 bình luận

Posted by trên 12/06/2014 in Tổng hợp - Khác

 

1 responses to “Nguyên tắc xác định và ghi nhận khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông của ô tô đầu kéo tham gia giao thông đường bộ

  1. Đức

    24/07/2014 at 1:59 chiều

    Cảm ơn tác giả nhiều